Khởi nghiệp kinh doanh thời trang |PHẦN 2 – CHIẾN LƯỢC

Bài 1: Khởi nghiệp kinh doanh quần áo (Phần 1 – CHUẨN BỊ)
Chiến lược kinh doanh thời trang xây dựng bài bản, đầy đủ, rõ ràng ngay từ đầu là điều kiện tiên quyết cho mọi phương án kinh doanh, ở mảng kinh doanh thời trang, chiến lược kinh doanh cần phải được đưa lên ngay ở giai đoạn đầu hình thành ý tưởng kinh doanh
Chiến lược kinh doanh thời trang sẽ phải định rõ sản phẩm quần áo của bạn là gì, là hàng nam / hàng nữ / hàng trẻ em / hay cụ thể hơn là đồ mặc nhà / đầm bầu / đầm cho người mập / đồ big size / đồng phục … Với mỗi chủng loại sản phẩm này đương nhiên phân khúc khách hàng sẽ khác biệt, hãy liệt kê các điểm chủ chốt cần quan tâm, tìm ra được thị trường tiêu thụ mặt hàng này tốt nhất, hãy thử tìm xem thị trường ngách của những sản phẩm này ở thị trường còn thiếu hay không (ví dụ đồ mặc nhà phong cách tương đối hiện đại mặc được trong phòng ngủ và phòng khách – cho phụ nữ đã đi làm & lập gia đình thu nhập khá từ 12 triệu /tháng trở lên ở các thành phố lớn..) , hãy xây dựng được nguồn thu tiền về từ đâu, khả năng huy động tài chính của bạn và kể cả khả năng cầm cự được bao lâu.
KHỞI NGHIỆP KINH DOANH QUẦN ÁO
Chiến lược tiếp thị: khi đã có rõ ràng sản phẩm, cần xây dựng 1 lộ trình tiếp thị sản phẩm tới phân khúc khách hàng phù hợp (ví dụ: nếu bán online, cần tiếp thị trên các kênh như facebook, youtube, instagram, flickr, fan page với việc sử dụng KOL, chạy quảng cáo, tạo viral, dựng trò chơi, quà tặng…) với ngân sách trong khả năng cho phép. Hãy nhớ và tìm hiểu về SEO nếu làm online. Nhìn chung marketing phải được đồng bộ cùng chiến lược kinh doanh để đảm bảo cùng nhìn về 1 hướng.
Tài chính: Quản lý tài chính là điều tối quan trọng trong bất kỳ công việc kinh doanh nào (và kể cả không kinh doanh), hãy đảm bảo bạn phân tích được tất cả các chi phí để có thể vận hành hoạt động công ty
(ví dụ tiền thuê mặt bằng, kho bãi, điện nước Internet, showroom, tiền cọc, thuế khoán, lương nhân viên, thưởng, bảo vệ, thủ kho, lương và thưởng cho Bp Kinh Doanh, Kế Toán, Thu Mua, chi phí lãi vay, chi phí khấu hao…)
Khi có được chi phí tổng này, hãy lập bảng doanh thu theo năm, quý, tháng, tuần  và đảm bảo nguồn thu trên dự toán phải bằng hoặc cao hơn khoản phải chi ra, hãy tìm ra điểm hoà vốn để biết chắc tình hình kinh doanh.
( Bài tập Ví dụ: một cửa hàng thời trang thuê với giá 12 triệu đồng / tháng, phân phối 1 thương hiệu thời trang có mức CK 30%, chi phí khác thêm 8 triệu thì điểm hoà vốn là bao nhiêu / ngày? )
Thông thường đừng quên tính chi phí hàng tồn kho ở mức 15% tổng lượng hàng.
Nhân sự: căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ thấy cần bao nhiêu người để hoàn thành khối lượng công việc này,
Lời khuyên: hãy làm bảng mô tả công việc liệt kê chi tiết các hạng mục công việc, hãy tìm nhân sự có thái độ làm việc tốt và cầu tiến, hãy nhớ tuyển ngừoi giỏi hơn bạn chứ không phải vào làm theo ý bạn. Hãy đảm bảo phần lương và thưởng theo KPI phù hợp, có thể đề nghị % cổ phần cho các công ty mới thành lập, hãy bán ước mơ sẽ thành hình và truyền động lực cho họ. Hãy tưởng thưởng họ xứng đáng.
Loạt bài về “Khởi Nghiệp Kinh Doanh Thời Trang – Cần những gì” Bài được viết bởi Công Ty May Đông Bích nhà cung cấp thời trang ODM, FOB cao cấp uy tín hàng đầu Việt Nam
Kỳ tới: Khởi nghiệp kinh doanh thời trang – câu chuyên bán lẻ