Sau Trung Quốc, Việt Nam sẽ là soái ca dệt may thế giới?

Trump nói không với TPP, và Bangladesh thở phào nhẹ nhõm. Tháng 12, 2016, Bangladesh loan báo ngôi hai trong các nước xuất khẩu hàng dệt may thế giới (ước tính quy mô tới hơn 550 tỷ đô la Mỹ) sẽ không còn cửa cạnh tranh với Việt Nam nếu TPP thông qua.
Vietnam và Bangladesh mỗi bên đang chiếm 4% trong miếng bánh dệt may toàn cầu (Trung Quốc đang chiếm tới 35% và đang trên đà giảm), nếu có TPP thông qua, Vietnam, với ưu thế thị trường truyền thống Hoa Kỳ, dự báo sẽ tăng thị phần tới 11% trong năm 2022.

Một phân xưởng may ở Bangladesh
Vietnam hiện đang nắm lợi thế với các khách hàng truyền thống có định vị thương hiệu cao cấp từ Hoa Kỳ và Châu Âu, Nhật & Hàn, công nhân và nhà máy và công nghệ Việt Nam nắm ưu thế nổi trội khi so với Bangladesh về tuổi nghề, chất lượng và tiến độ. Điểm bất lợi nằm ở mức chi phí nhân công cho công nhân may VN và các quỹ Bảo Hiểm tăng cao trong vài năm qua (trong các nỗ lực của chính phủ để đảm bảo an sinh xã hội)
Về nguyên liệu thô, VN bất lợi khi sản lượng bông sụt giảm nghiêm trọng (đỉnh cao về sản lương bông cotton – nguyên liệu chính để dệt sợi – dệt vải) từ 5 năm nay, trong khi Bangladesh liên tục tăng cao quy mô trồng bông trong hơn 30 năm qua. Về quy mô thị trường nội địa VN bất lợi khi định giá quy mô thị trường nội địa tầm 4 tỷ usd, so với năng lực dệt may có khả năng đáp ứng tới 30 tỷ đô/ năm.
Về năng lực cạnh tranh từng doanh nghiệp, hiện nay doanh nghiệp dệt may Bangladesh đang rất hoạt động sôi nổi trên các B2B market toàn cầu, và các kênh online như Alibaba, Linkedin, trong khi đó tìm mỏi mắt mới thấy vài tập đoàn dệt may Việt và hàng hoá rất ít.
Cơ hội hiện nay vẫn còn nhiều vì chi phí nhân công và chi phí hoạt động trong ngành dệt may ở China lên rất cao (gấp 3 lần Việt nam), với công thức phổ biến China + 1, Vietnam hoàn toàn hưởng lợi với quy mô công nhân đông, lâu năm kinh nghiệm, kỹ thuật giỏi, thương hiệu dệt may “Made in Vietnam” đã được đa số quốc gia khác đón nhận.
Và Vietnam hoàn toàn không cần phải đợi TPP trong chiến lược phát triển dệt may trong bối cảnh khu vực cạnh tranh gay gắt như vậy nữa.