Câu chuyện về hãng thời trang đình đám thế giới Zara chỉ trong ngày khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam đã đem lại doanh số hàng chục tỷ đồng đã làm ngạc nhiên trên toàn cầu, không còn nghi ngờ gì nữa, với dân số trẻ đông đúc, chịu mua sắm, đầu tư cho thời trang, cơ hội cho các startup về thời trang Việt là là xu thế rất rõ nét
Là nhà cung ứng thời trang theo hình thức ODM (bán sản phẩm trọn gói) và OEM (sản xuất theo mẫu mã của khách), chúng tôi thường xuyên nhận được các đơn đặt hàng từ các bạn trẻ đam mê kinh doanh thời trang và thông thường đều phải dừng lại, ngồi xuống và bàn bạc sâu thêm với nhau để hiểu rõ và sâu các vấn đề sau, bài viết này như một lời chia sẻ từ chúng tôi với mong muốn góp phần vào sự thành công của các bạn đam mê kinh doanh muốn khởi nghiệp quần áo.
Phân khúc khách hàng: Khi ra mắt bất kỳ thương hiệu thời trang nào, phân khúc khách hàng nhắm tới là điều tối quan trọng, các bạn cần định vị rõ hình ảnh người khách hàng tiềm năng cho dòng sản phẩm nhắm tới, với các yếu tố cụ thể như độ tuổi, giới tính, sở thích chung, thu nhập, vị trí địa lý, nghề nghiệp, chức vụ, các mối quan tâm chung, và quy mô của thị trường khách hàng phân khúc đó.
Quy mô thị trường và định lượng đối thủ: có được định vị phân khúc khách hàng, bạn sẽ tự tìm hiểu bằng các nguồn thông tin về quy mô của thị trường này đang là doanh số bao nhiêu, ai đang nắm ưu thế, ưu thế của họ là gì, tại sao họ giữ được ưu thế đó, các đối thủ hiện tại của họ là ai, càng nắm nhiều thông tin về đối thủ ở thị trường này càng tốt.
Sản phẩm & Điểm nổi trội (USP): một sản phẩm tốt là điều đương nhiêu không thể bàn cãi đề có được một thương hiệu tốt, nhưng điều đó rõ ràng là chưa đủ trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, sản phẩm này sẽ phải đi cùng nhịp với định lượng quy mô thị trường và đi cùng với phân khúc khách hàng như đã nghiên cứu ở các bước trên, từ đó, bạn phải cho ra thật rõ nét sản phẩm của bạn cần là gì, thị trường đang cần gì, nhu cầu của thị trường đang là gì, ở mức giá nào, chất liệu gì, mặc dịp nào, màu sắc ra sao, kích cỡ thế nào, đóng gói ra sao, size nào.
Điểm nổi trội (USP) của sản phẩm – hay thương hiệu của bạn là gì, cũng là điều tối quan trọng để chiếm được 1 phần trong phần lựa chọn sản phẩm từ khách hàng, đây là khái niệm khá rộng và sẽ viết riêng trong các chủ đề tới.
Đường ra thị trường: sau khi có được các thông tin như ở trên, các bạn cần tìm hiểu đường ra được sản phẩm thời trang đó ra thị trường thế nào, có khá nhiều kênh, và tuỳ thuộc vào năng lực, quy mô, kinh nghiệm, vốn, dòng hàng, thời điểm, giá bán để chọn đường ra thị trường phù hợp nhất, ví dụ, một sản phẩm quần lót cơ bản giá trung bình rất dễ để vào các kênh phân phối ở các chợ với số lượng lớn, nhưng những chiếc đầm thời trang may tinh xảo sẽ phù hợp hơn khi nằm trong kệ của những trung tâm thương mại sang trọng….
Sau khi có các thông tin trên, các bạn đã có trong tay một số thông tin để có thể định vị được thương hiệu của chúng ta sẽ phải làm gì, ở đâu, với ai, ra sao, thế nào trong bao lâu, tuy nhiên đừng vội về sản phẩm, vì vẫn còn nhiều RẤT nhiều phần phải chuẩn bị ở phía trước để khởi nghiệp kinh doanh thời trang